Lỗ thở của động vật có xương sống Lỗ_thở

Loài cá đuối Taeniura lymma với lỗ thở nằm ngay sau mắt.

Lỗ thở xuất hiện trong một số loài , là hai lỗ nhỏ nằm ngay sau hai mắt của con vật. Trong các loài cá không hàm nguyên thủy, khe mang đầu tiên ngay sau miệng giống như các khe mang còn lại, tuy nhiên trong quá trình tiến hóa với sự xuất hiện của hàm trong các nhóm động vật tiến hóa cao hơn, khe mang này bị "kẹt" đường giữa ống mang ở phía trước nhất của cơ thể (nay đã trở thành hàm của con vật) và đường ống mang nằm kế sau nó (tiền thân của xương móng hàm của cá với chức năng nâng đỡ khớp bản lề của hàm và gắn kết hàm với hộp sọ). Khe mang trước này cuối cùng bị đóng kín từ phía dưới, và phần còn lại của nó là một cơ quan nhỏ dạng lỗ, chính là cơ quan "lỗ thở" của nhiều loài cá ngày nay. Lỗ thở này hiện diện trong tất cả các loài cá sụn ngoại trừ bộ Chimaeriformes, và trong một số loài cá xương nguyên thủy như (cá vây tay, cá tầmcá nhiều vây). Lỗ thở có tác dụng bơm nước chứa ôxi vào mang trong trường hợp các loài cá sụn bơi chậm[3]. Nó cũng hoạt động như là lỗ dạng tai trong phân lớp lưỡng cư đã tuyệt chủng Labyrinthodontia, và được cho là có liên hệ với lỗ tai của các loài động vật có màng ốiếch.[4]